Login

Cùng nhau khám phá thế giới công nghệ thông tin

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Sự kết hợp hoàn hảo

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Enter để bước vào thế giới Công nghệ thông tin

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Công nghệ thông tin có những biến đổi vượt bậc

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Đột phá mang tính sáng tạo

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Sơ cứu cho bé khi bị côn trùng đốt

Các vết cắn, đốt của côn trùng mang lại cảm giác khó chịu cho bé như ngứa, bỏng rát hoặc đau; gây ra các tổn thương trên da như sưng đỏ, phù nề đôi khi xuất hiện mụn nước, bóng nước, một số loại côn trùng như ong vò vẽ có thể gây shock phản vệ nếu không xử trí kịp thời có thể đe doạ đến tính mạng




Ngoài ra côn trùng như muỗi còn là tác nhân trung gian lây truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sốt rét, sốt suất huyết, viêm não Nhật Bản…. Phụ huynh nên chủ động tìm hiểu cách thức ngăn ngừa, nhận biết sớm và điều trị các vết cắn, đốt của côn trùng sẽ giúp bé được an toàn và khoẻ mạnh.
 Mẹ thường hay nhầm lẫn vết đốt của côn trùng với các loại mẩn ngứa thông thường nên không biết cách để xử lý, Bé có thể bị viêm nhiễm, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Dấu hiệu khi bé bị côn trùng cắn, đốt
Do bản tính hiếu động, ưa khám phá nên bé thường hay vui chơi tại những góc tối, dễ bị côn trùng như muỗi tấn công. Khi bị côn trùng cắn, đốt; có bé chỉ bị ngứa, sưng tấy nhẹ và tự khỏi; một số trẻ có cơ địa mẫn cảm thì nơi bị côn trùng cắn đốt có thể sưng đỏ và phù nề, đôi khi xuất hiện mụn nước, bóng nước gây đau do cơ thể phản ứng lại các dị nguyên từ vết cắn, ngòi, lông của côn trùng. Tùy vào loại côn trùng và cơ địa trẻ mà các thương tổn trên da của mỗi bé sẽ khác nhau:

• Kiến, ruồi, muỗi nhỏ, rệp cắn: làm da phồng đỏ, hơi sưng, cảm giác ngứa châm chích. Riêng vết cắn của kiến lửa có thể có thêm triệu chứng sưng phù và xuất hiện mụn, gây nhức nhối.

• Ong đốt: gây nhức, khó chịu vì trong vòi ong thường có nọc độc. Trường hợp nặng có thể bị nôn ói, tim đập nhanh, khó thở, toàn thân bị phù nề, tụt huyết áp gây nguy hiểm đến tính mạng.

• Bọ, ve cắn: sốt kéo dài, kèm theo triệu chứng nổi mẩn đỏ khắp người.

• Nhện cắn: phồng da, sưng đỏ và nhức; có thể gây sốt, chóng mặt.

Ðiều trị thế nào khi bé bị côn trùng đốt?

Do bé còn nhỏ, chưa ý thức được việc tự chăm sóc bản thân. Theo phản xạ tư nhiên, cảm giác ngứa, rát khó chịu sẽ khiến bé gãi lên các vết cắn, đốt. Phụ huynh cần chú ý dù cho vết cắn, đốt nặng hay nhẹ cũng tuyệt đối không cho bé gãi vì sẽ khiến da trầy xước, độc tố có thể phát tán rộng sẽ gây khó khăn hơn cho việc điều trị. Tùy theo vết cắn, đốt sẽ có cách điều trị cho bé khác nhau.


Trường hợp nhẹ (sưng đỏ, và ngứa tại vết cắn): rửa sạch vết thương với xà phòng diệt khuẩn, sau đó bôi thuốc trị côn trùng cắn nhằm làm giảm sưng đỏ và giảm cảm giác đau, ngứa.
Các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng thuốc trị côn trùng cắn từ các thành phần tự nhiên như  hoạt chất Zanthoxylum từ cây hoa tiêu. Sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được kiểm định chứa thành phần tự nhiên, không cồn, không amoniac, đã được kiểm nghiệm da liễu an toàn không gây kích ứng ngay cả với da nhạy cảm của trẻ sơ sinh thì mới nên sử dụng.
Trường hợp trung bình (sưng đỏ lan rộng kèm theo cảm giác ngứa rát, thường gặp khi bị ong đốt), mẹ nên làm theo các bước sau:

• Dùng nhíp hoặc đầu ngón tay nhẹ nhàng lấy ngòi độc ra, tránh tác động mạnh để nọc độc không lan rộng.

• Rửa sạch vùng da với xà phòng diệt khuẩn và nước. Trường hợp đau nhức, có thể làm lạnh vùng da bằng cách chườm lạnh với đá.

• Thoa thuốc bôi có chứa chất chống ngứa như Crotamiton & I-menthol và kháng viêm như Prednisolone Valerate Acetate.

Trường hợp nặng: nếu bé xuất hiện các triệu chứng sau mẹ cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế gần nhất:

• Thở khò khè hoặc khó thở.

• Nôn (trớ).

• Nổi ban, xuất hiện chấm đỏ ở một số vùng khác nhau trên cơ thể.

• Nhịp tim đập nhanh.

• Ngủ li bì, có dấu hiệu bị sốc.

Quy tắc 5 bước giúp da bé luôn sạch sẽ trong mùa đông lạnh.

Bước 1- Làm sạch da bé
Các mẹ nên đặc biệt chú ý điều này nhé. Sau khi cho bé ăn các mẹ nên lau nước bọt, cặn sữa bám ở quanh miệng để giữ cho da bé luôn luôn sạch sẽ. Đây chính là một việc vô cùng đơn giản nhưng không phải lúc nào các mẹ cũng để ý.
Bên cạnh đó, các mẹ cũng phải thường xuyên lau rửa chân tay cho bé nhé. Vì bé rất hiếu động và nghịch ngợm, nên việc tay chân bị bẩn là không thể tránh khỏi. Nhưng nếu không kịp thời lau rửa, những vết bẩn đó sẽ khiến cho da bé bị khô và rát.



Bước 2- Kịp thời thay tã và quần áo
Sau khi bé đi vệ sinh, nếu các mẹ không kịp thời thay tã mới hoặc đóng bỉm mới, làn da nhạy cảm của bé sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu.
Vì thế các mẹ thường xuyên phải quan sát thái độ, vẻ mặt của các bé để biết được khi nào thì bé đi vệ sinh để kịp thời thay cho bé nhé!

Bước 3- Tắm
Trong mùa đông lạnh giá, các mẹ nên tắm cho bé khoảng 2 lần/tuần là vừa phải. Nước tắm cho bé nên để khoảng 38-40 độ C. Nếu nước nóng quá sẽ gây hại cho làn da bé. Sau khi tắm, các mẹ nên lau sạch người bé, ủ ấm để bé không bị lạnh.


Bước 4- Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da dành riêng cho bé
Có một số mẹ không chú ý đã sử dụng các sản phẩm chăm sóc da của người lớn để dùng cho con. Đây chính là một trong những “thủ phạm” làm cho làn da bé bị tổn thương, đặc biệt là trong mùa đông.
Hãy lựa chọn sản phẩm chăm sóc da dành riêng cho bé, ví dụ sữa tắm cho bé nên chọn loại sữa tắm cho trẻ sơ sinh “top to toe” (vừa gội vừa tắm) chiết xuất từ hoa cúc, yến mạch có nguồn gốc tự nhiên, không chứa paraben, éthanol.
Các mẹ nên dùng thêm sản phẩm dưỡng ẩm cho làn da nhạy cảm của bé trong mùa đông này nhé.



Bước 5- Chú ý quần áo của bé

Quần áo chính là vật tiếp xúc trực tiếp với làn da của bé. Để chắc chắn không gây kích ứng đến da bé, các mẹ nên chọn các loại quần áo làm bằng vải bông mềm.
Đặc biệt khi giặt quần áo cho bé, các mẹ cũng nên giũ lại thật nhiều lần để loại bỏ hoàn toàn xà phòng ra khỏi quần áo. Đôi khi chính lượng xà phòng còn đọng lại trên quần áo lại gây hại cho da bé đấy!

Kinh nghiệm chăm sóc da trẻ khi đông về

Xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa có tiết trời khác biệt, có cái thi vị riêng. Mùa hè dường như là sự ấm áp, ấm đến nóng bỏng. Đông đến, không khí trở nên lạnh lẽo, thời tiết hanh khô,..và có trẻ con là một nỗi lo không nhỏ khi khí trời thay đổi.



Tiết trời hanh khô của mùa đông khiến làn da mỏng manh và nhạy cảm gấp 10 lần da người lớn của các bé yêu mất dần đi sự mềm mại vốn có và khiến cho các mẹ không khỏi lo lắng.

Chăm sóc da cho trẻ vào mùa đông là điều hết sức cần thiết. Bởi không chỉ giúp trẻ có một làn da khoẻ mạnh, mà còn giúp con có một mùa đông thoải mái và phát triển toàn diện. Để chăm sóc da cho trẻ vào mùa đông, cha mẹ có thể áp dụng một số cách sau đây:

Không nên tắm cho bé quá lâu
Không nên tắm cho bé quá lâu để tránh hiện tượng khô da, chỉ tắm dưới 10 phút. Nên dùng nước ấm và dùng sữa tắm cho bé sơ sinh.
Hiện nay ở trên thị trường có bán rất nhiều các sản phẩm tắm gội chuyên dùng cho bé, theo bác sỹ nhi khoa Brigitte Virey de Dijon (Pháp), các bà mẹ nên xem kỹ thành phần trước khi mua và đặc biệt không nên dùng các sản phẩm có chưa paraben, éthanol, camphre và các loại xà phòng. Những sản phẩm này làm mất cân bằng độ pH của da bé. Hãy chọn những loại sữa tắm cho trẻ sơ sinh “top to toe” (vừa gội vừa tắm) chiết xuất từ hoa cúc, yến mạch.
Nhiều bố mẹ nghĩ rằng mùa đông đến chỉ cần lau người, thay quần áo cho bé mà không cần tắm thường xuyên. Tắm sạch một tí, bị gió lạnh mà ho thì khổ cả nhà. Tuy nhiên, bố mẹ không biết rằng nếu bé không được tắm sạch sẽ, con cũng khó chịu, mệt mỏi, chậm lớn. Theo các bác sỹ chuyên khoa khuyên rằng, ngay cả trong những ngày đông, các bé cũng cần được tắm rửa sạch sẽ. Có thế, các con mới cảm thấy dễ chịu khỏe khoắn, hay ăn chóng lớn.
Ngay khi tắm xong, bạn có thể bôi kem dưỡng cho con nhưng nên tránh vùng da mắt. Lựa chọn kem dưỡng da cũng là một bài toán khó cho các bà mẹ, hãy chú ý đến các phản ứng của da.


Tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột cho bé
Việc thay đổi nhiệt độ sẽ làm da bé bị khô. Để hạn chế tình trạng này, bạn không nên để nhiệt độ trong nhà quá cao so với nhiệt độ ngoài trời.
Trước khi cho bé ra ngoài, bạn nên tắt các thiết bị sấy phòng khoảng 15 phút trước khi đi. Mặc quần áo ấm cho bé, tuy nhiên bạn không nên mặc quá nhiều quần áo đến mức bé không thể cựa quậy được.
 


Lựa chọn trang phục mềm mại, thấm hút mồ hôi cho trẻ  
Chủ đạo phải là chất liệu cotton mềm mại. Cũng có thể chọn các bộ nỉ, các loại có hàm lượng bông vải cao làm cho bé dễ chịu, ấm áp, lại có sức thấm mồ hôi.
Không nên chọn những bộ đồ quá cứng, hoặc quá dày làm trẻ khó chịu và ảnh hưởng không tốt đến làn da của bé.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các Mẹ chăm sóc Bé tốt hơn.

Mùa đông lạnh, tắm cho trẻ không hề đơn giản?

Nhiều ông bố, bà mẹ cứ nghĩ rằng mùa đông đến, khí trời lạnh lẽo chỉ cần lau người, thay quần áo cho bé là được mà không cần tắm thường xuyên. Tắm sạch một tí, bị gió lạnh mà ho thì khổ cả nhà.


Đấy là suy nghĩ của rất nhiều ông bố bà mẹ, bạn có đang nghĩ vậy không? Bố mẹ không biết rằng nếu bé không được tắm sạch sẽ, con cũng khó chịu, mệt mỏi, chậm lớn.
Các bác sỹ chuyên khoa khuyên rằng, ngay cả trong những ngày đông, các bé cũng cần được tắm rửa sạch sẽ. Có thế, các con mới cảm thấy dễ chịu khỏe khoắn, hay ăn chóng lớn.
Tuy nhiên tắm cho bé vào mùa đông thực sự là bài toán khó đặc biệt là các ông bố bà mẹ bận rộn. Với sức đề kháng kém bất cứ tác động nào của thời tiết đến trẻ nhỏ cũng có thể gây ra các hiệu quả không thể lường trước.



Tắm như thế nào là đúng cách và tốt cho bé. Các mẹ có thể áp dụng một số quy tắc đơn giản sau để không còn phải lo lắng khi tắm cho bé vào mùa lạnh.

  • Với các bé còn nhỏ, mẹ không nên cởi hết quần áo một lần. Mẹ nên “tắm đến đâu, cởi cho bé đến đó”. Mẹ tắm sạch cho bé chỗ nào rồi thì quấn khăn để lau khô người và giữ ấm cho con. Khi mặc quần áo cho con, mẹ cũng mặc quần áo đến đâu cho con thì bỏ khăn ra đến đó
  • Dù trời lạnh đến mức nào, mẹ cũng không nên pha nước tắm cho con nóng quá. Điều này sẽ có hại cho làn da mỏng manh của bé. Nhiều bé khi thấy nước nóng quá, lần sau lại không dám xuống tắm nữa.
  • Nếu nhà mẹ nào có điều kiện, tắm cho bé trong điều hòa hoặc có đèn sưởi, không khí cũng sẽ ấm hơn. Mẹ nhớ đừng để điều hòa hay đèn sưởi chĩa thẳng vào người bé. Điều này khiến con dễ bị khô da hoặc gây bỏng cho con. 

  • Nếu mẹ nào tắm cho con ở trong nhà tắm, nhớ đóng kín cửa nhà tắm, cửa sổ. Tránh để các khe có gió lùa. Nên có đèn sưởi nhà tắm bật lên cho không khí ấm áp rồi hãy cho con cởi quần áo để tắm.
  • Mẹ không nên tắm quá lâu cho con. Thay vì tắm khoảng 30 phút cho bé thì bạn giảm thời gian đi, còn 10 phút là tốt nhất. Khi cho con lên khỏi chậu nước, cũng cần lau khô người con và mặc quần áo thật nhanh. Trước khi tắm cho con, mẹ nên chuẩn bị sẵn quần áo, tất, mũ cho bé. Mẹ cũng nhớ trước khi cho con xuống nước, hãy thử lại lần nữa xem nước nóng hay lạnh. Nhiều trường hợp mẹ quên pha nước nóng hoặc pha nước lạnh vào chậu nước cũng khiến con bị lạnh hoặc nóng quá. Khi pha nước tắm cho con, mẹ nên cho nước lạnh vào trước rồi từ từ cho nước nóng vừa. 
  • Tắm có thể làm khô da bé bởi vì nó làm mất đi chất dầu tự nhiên của da theo các bụi bẩn. Bạn có thể sử dụng thêm các loại kem/ sữa dưỡng ẩm dành riêng cho Bé.
  • Vào mùa hanh khô, trời rét, da bé cũng dễ bị nẻ, chức năng bảo vệ da của bé cũng bị nẻ. Mẹ nên chọn các loại sữa tắm cho bé sơ sinh phù hợp.
    Hiện nay ở trên thị trường có bán rất nhiều các sản phẩm tắm gội chuyên dùng cho bé, theo bác sỹ nhi khoa Brigitte Virey de Dijon (Pháp), các bà mẹ nên xem kỹ thành phần trước khi mua và đặc biệt không nên dùng các sản phẩm có chưa paraben, éthanol, camphre và các loại xà phòng. Những sản phẩm này làm mất cân bằng độ pH của da bé. Hãy chọn những loại sữa tắm cho trẻ sơ sinh “top to toe” (vừa gội vừa tắm) chiết xuất từ hoa cúc, yến mạch.
  • Tắm xong cho con, mẹ cũng có thể thoa kem dưỡng ẩm dành cho các bé để làn da bé không bị khô nẻ.
Chúc các bé có mùa đông ấm áp và có sức khỏe thật tốt để ba mẹ yên tâm công tác!

 
blogcongnghe © 2012 | Thiết kế bởi Tâm Nguyên