Login

Lý giải thú vị về tài tìm mộ của nhà ngoại cảm

Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh (giám đốc Trung tâm Nghiên cứu lý học Đông phương) đã đưa ra những lý giải thú vị về khả năng đặc biệt của nhà ngoại cảm.

- Là một người từng chứng kiến và tham gia một số cuộc tìm kiếm mộ liệt sĩ dưới sự tư vấn của các nhà ngoại cảm, ông đánh giá thế nào về khả năng của họ trong lĩnh vực này?
Qua các trường hợp mà tôi chứng kiến, tôi chỉ có thể nói, khả năng của các nhà ngoại cảm thật tuyệt vời.

- Ông có thể lý giải những khả năng đặc biệt của các nhà ngoại cảm bằng lý thuyết của lý học Đông phương được không?
Khả năng của các nhà ngoại cảm là một hiện tượng khách quan, được kiểm chứng trên thực tế. Hiện tượng này không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khắp nơi trên thế giới. Như hiện tượng nhà tiên tri Vanga là một ví dụ. Để lý giải hiện tượng này, tôi chủ quan cho rằng, chúng ta cần phân biệt phương tiện nhận biết và tính nhận biết. Tôi lấy ví dụ, con người là tính nhận biết và cái tivi là phương tiện nhận biết. Không có con người, hoặc sinh vật có khả năng nhận biết thì chiếc tivi đó mặc dù truyền tải thông tin nhưng sẽ không đem lại sự nhận biết.

Ảnh minh họa. 
Tương tự như vậy, các giác quan là phương tiện nhận biết và não là tính nhận biết của các giác quan. So sánh sâu hơn thì não cũng là phương tiện nhận biết và trong cấu trúc vật chất của nó phải có tính nhận biết. Như vậy, tôi đặt một giải thuyết cho rằng, trong cấu trúc não của các nhà ngoại cảm phải có sự phát triển một dạng cấu trúc đặc biệt nào đó khác bình thường, có khả năng như một phương tiện nhận biết mà người khác không có.

- Phương pháp sử dụng con lắc để xác định mộ liệt sĩ của ông (từng áp dụng trong hành trình tìm mộ liệt sĩ Vũ Văn Sơn) dựa trên cơ sở khoa học nào?

Xuất phát từ luận điểm này, tôi cho rằng để giải thích việc sử dụng con lắc – một phương tiện cổ xưa – từ hiểu biết của tri thức khoa học hiện đại thì rất khó khăn. Do nền tảng tri thức của nền văn minh cổ xưa tạo ra phương pháp sử dụng con lắc và nền tảng tri thức của nền văn minh hiện nay – mà chúng ta gọi là tri thức khoa học hiện đại – có nhiều khác biệt. Nó cũng tương tự như lấy tri thức khoa học hiện đại giải thích những bí ẩn của Kim Tự Tháp vậy. 
Tôi nghĩ rằng để giải thích vấn đề này cần có sự hội nhập giữa hai nền văn minh xưa và tri thức khoa học hiện đại. Do đó, để giải thích hiện tượng ứng dụng con lắc từ tri thức khoa học hiện đại sẽ rất phức tạp, nằm ngoài khuôn khổ của một bài báo. Tôi hy vọng sẽ được trình bày đầy đủ trong một dịp khác. Nhưng ý niệm ban đầu của tôi để giải thích hiện tượng sử dụng con lắc là liên quan đến trường điện từ.
- Trong hành trình tìm mộ liệt sĩ Vũ Văn Sơn, theo lời ông kể lại thì sự xác định vị trí mộ phần của ông bằng con lắc cũng không chính xác. Vậy có thể đặt bao nhiêu phần trăm niềm tin vào phương pháp này?
Trong việc tìm mộ liệt sĩ Vũ Văn Sơn thì con lắc chỉ đúng khu vực mà hai vị liệt sĩ đã hy sinh và vị trí liệt sĩ Sơn bị thương nặng trên ruộng lạc. Tuy nhiên, con lắc chỉ sai vị trí mộ ban đầu của liệt sĩ Sơn khoảng 9 mét (mộ này sau đó cải táng vào nghĩa trang liệt sĩ). Theo hiểu biết của tôi thì sự chính xác của một phương pháp ứng dụng bao giờ cũng có sai số. Trên thực tế tôi chỉ sử dụng con lắc để kiểm chứng lại việc đi tìm huyệt đặt mộ cho người đã khuất theo phương pháp phong thủy. Chỉ có một lần tôi sử dụng con lắc tìm mộ, nhằm xác định cụ thể hơn vị trí của các liệt sĩ đã nằm, khi các nhà ngoại cảm đã xác định được khu vực hy sinh của các liệt sĩ ấy.
- Ông có tin vào sự tồn tại của “linh hồn” không? Việc các nhà ngoại cảm hoặc một ai đó tiếp xúc được với các “linh hồn” rồi nói chính xác một số thông tin trong quá khứ có lý giải được bằng các cơ sở lý thuyết của lý học Đông phương không?
Để giải thích những hiện tượng trên từ nền tảng tri thức của lý học Đông phương, phù hợp với tri thức khoa học hiện đại, tôi cần xác định ngay rằng, hệ thống tri thức của lý học Đông phương hoàn toàn phù hợp với những giá trị của nền tảng tri thức khoa học hiện đại, thể hiện qua tiêu chí khoa học cho một hệ thống lý thuyết được coi là khoa học. Từ quan niệm này, chúng ta cần đặt lại vấn đề khái niệm “linh hồn”.
Trong lý học Đông phương và trong rất nhiều văn bản cổ xưa có nhắc đến linh hồn. Cụ thể trong Kinh Dịch, Hệ Từ có viết: “Hồn thoát ra ngoài, hoàn tất sự biến hóa”. Vậy “hồn” hay “linh hồn” có phải là một dạng tồn tại của vật chất không? Nếu linh hồn là một sự tồn tại thần bí, phi vật chất thì không thể có năng lượng và tương tác với các nhà ngoại cảm. Còn một khi nó có những hiệu ứng tương tác thì chứng tỏ nó chính là một dạng tồn tại của vật chất. Phần còn lại là người ta giải thích nó như thế nào? Hoặc là với khái niệm “linh hồn” là những hồn ma tồn tại như quan niệm phổ biến hiện nay. Hoặc chỉ coi “linh hồn” là một tồn tại của vật chất tế vì còn sót lại của người đã khuất, mà tri thức khoa học hiện đại chưa giải thích được. Khoa học hiện đại đang đi tìm hạt của Chúa. Rõ ràng họ cũng đang đặt vấn đề về một dạng tồn tại của vật chất mà tri thức khoa học hiện đại chưa giải thích được.
- Xin cảm ơn ông!
Thần giao cách cảm - những bí ẩn chưa lời giải đáp
Giới khoa học đã không ngừng nỗ lực tìm kiếm chứng cứ về cái gọi là thần giao cách cảm. Và vì vẫn chưa chứng minh được những bí ẩn của nó nên nhiều người vẫn cho rằng nó có thật.

Bạn đang làm việc nhà và đột nhiên nghe thấy một tiếng nói bên trong giục bạn gọi điện thoại cho bạn bè của mình. Vào khoảnh khắc bạn nghe thấy lời nói bên trong của người đó ở đầu kia của kênh giao tiếp, người đang “nói” với bạn cũng đang nghĩ đến chuyện gọi điện thoại cho bạn. Đó chính là một giản thể của thần giao cách cảm (Telepathy), theo dẫn giải của Pravda.

Theo từ điển Bách khoa thư Britannica, “thần giao cách cảm là khả năng truyền ý nghĩ không dùng những kênh giác quan thông thường”, là một trong ba khả năng chính của năng lực cảm thụ bên ngoài các giác quan hay còn gọi là ngoại cảm (ESP). Từ “Telepathy” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa đen là “trực cảm từ xa”, được sử dụng là thuật ngữ khoa học chính thức từ năm 1882.


Những nghiên cứu khoa học có hệ thống về hiện tượng ngoại cảm, trong đó có thần giao cách cảm, ở phương Tây bắt đầu từ năm 1882, khi nhà nghiên cứu tâm linh người Pháp, Fredric W.H. Meyers sáng lập Hiệp hội Nghiên cứu Tâm linh (SPR) ở London, Anh, đánh dấu mốc khoa học nghiêm túc cho ngành ngoại cảm. Việc nghiên cứu tiềm lực của ngoại cảm vẫn tiếp tục tại các siêu cường và cả ở Israel. Sau này, ngoại cảm trở thành một công cụ tình báo quan trọng của nhiều cơ quan, mật vụ trên thế giới.

Thần giao cách cảm ở con người

Từ những câu chuyện có thật, từ sự trùng hợp đến kỳ lạ, khó lý giải, các nhà khoa học trên thế giới sớm khẳng định sự tồn tại của chức năng thần giao cách cảm ở con người. Khi tiến hành những thí nghiệm nghiêm túc, các nhà khoa học cho rằng, giữa những người thân thích như mẹ-con, bạn thân, “sợi dây” thần giao cách cảm vô hình được thiết lập từ lúc nào. Như cặp chị em 32 tuổi nhà Eller (năm 1962) cùng được đưa vào bệnh viện tâm thần tại Bắc Carolina, Mỹ với chẩn đoán tâm thần phân liệt. Bất chấp sự phản đối dữ dội của hai người, bệnh viện bố trí họ ở hai trại khác nhau. Điều đáng tiếc đã xảy ra: cả hai cùng chết một lúc ngay đêm đầu tiên bị tách nhau. Tư thế của hai người co quắp như bào thai trong bụng mẹ, còn nguyên nhân tử vong vẫn là điều bí ẩn.

Hay, câu chuyện về một cậu bé 10 tuổi khám phá là mình có thể “nói chuyện bằng mắt” với người bạn thân nhất gần nhà. Sau khi cha mẹ cậu bé chuyển nhà đến chỗ khác, cậu thức giấc vào một buổi sớm vì đầu đau kinh khủng. Cùng thời điểm đó, một chiếc xe tải đã cán chết người bạn thân của cậu.

Tháng 8-2000, Bệnh viện Sklifosovski sau một vụ nổ bom khủng bố tại quảng trường Puskin, Matxcơva (Nga) đã đón một nữ nạn nhân bị vô số vết bỏng trên người. Khi người chị sinh đôi đến thăm em, các nhân viên vô cùng sửng sốt nhận thấy trên cơ thể khỏe mạnh của cô cũng có những vết bỏng. Mặc dù không hề nghĩ đến hiện tượng này, người chị đã nhận một phần đau đớn từ em và các nhà khoa học cho rằng đây là một ví dụ về hiện tượng thần giao cách cảm.

Trước nhiều bằng chứng đáng chú ý của ngoại cảm, người ta bắt đầu mở hẳn một ngành nghiên cứu lĩnh vực này. Nga, Mỹ, Anh là những nước đi tiên phong trong việc tiến hành thí nghiệm khoa học để chứng minh những hiện tượng bí ẩn của con người. Đặc biệt Mỹ đã thực hiện một thí nghiệm thú vị về thần giao cách cảm trong chương trình của tàu Apollo 14 năm 1971. Trong thí nghiệm này, người ta đã chứng minh rằng khoảng cách không là một rào cản đối với năng lực thần giao cách cảm. Tuy nhiên, thí nghiệm không do NASA trực tiếp chủ trì. Thậm chí thông tin về thí nghiệm cũng không được công bố mãi sau khi nhiệm vụ của tàu kết thúc.


Ngày nay, hầu hết các quốc gia Âu Mỹ đều công nhận ngoại cảm nói chung và thần giao cách cảm nói riêng, qua nhiều chứng cứ thuần khoa học. Chuyên gia Radin kể lại câu chuyện của nhà khoa học Đức Hans Berger, người đầu tiên ghi lại điện não đồ (EEG) ở người đã ngã xuống từ lưng ngựa và chỉ một chút nữa là nát thây dưới vó của một nhóm ngựa đua. Chị của ông, ở cách đó nhiều cây số, đã linh tính có chuyện chẳng lành và thuyết phục cha mình gửi ngay điện tín thăm hỏi tình hình. Cô này chưa bao giờ chịu gửi điện tín trước đó. Sự trùng hợp trên đã khiến ông Berger vô cùng tò mò, chuyển từ nghiên cứu toán học và thiên văn học sang ngành y với hy vọng có thể phát hiện được nguồn gốc của năng lượng tâm linh đó.

Với sự trỗi dậy của ngành sinh học lượng tử, chuyên gia Radin có thể bắt đầu lại nỗ lực giải mã về sự tương quan xuất hiện giữa những người không ở gần nhau. Ông cho rằng thần giao cách cảm có vẻ như là một sự ùn tắc về lượng tử: khi các đối tượng có liên quan đang ở khoảng cách mà không có sự tương tác về năng lượng giữa hai điểm. “Chúng tôi vẫn chưa có lời giải thích, nhưng ít nhất nó không còn là điều bất khả thi nữa”, Radin kết luận. Một minh chứng sống động là cuộc thực nghiệm về quan hệ giữa Beischel và Boccuzzi: Beischel ngồi trong phòng, không thể thấy Boccuzzi. Boccuzzi được hướng dẫn nhìn chăm chú vào đối tượng phản ánh trên màn hình lúc thấy lúc không. Dữ liệu cho thấy Beischel có những phản ứng sinh lý khi Boccuzzi thấy được cô và dao động khi anh không thấy, giống như cơ thể của cô thốt lên rằng: “Ồ, anh ấy đi đâu thế nhỉ?”. Đối tượng càng gần gũi thì ảnh hưởng mạnh hơn giữa những người lạ mặt. Nghiên cứu về tình yêu của chuyên gia Radin, công bố năm 2008, cho thấy việc một người hướng sự chú ý đến người yêu có thể kích hoạt hệ thần kinh của đối tượng.

Các nhà khoa học trên thế giới đã quan sát và phát hiện, hiện tượng thần giao cách cảm xuất hiện không chỉ ở người mà còn trong thế giới động vật.

Thần giao cách cảm ở động vật

Thần giao cách cảm được hiểu là khả năng truyền ý nghĩ không bằng những giác quan thông thường. Các nhà khoa học sớm phát hiện, thần giao cách cảm xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau trong thế giới động vật. Ví dụ, một chú sói mải mê theo mồi, bị lạc bầy, mẹ của chú ngẩng cao đầu, dõi mắt nhìn chăm chú theo hướng của đứa con tinh nghịch, lập tức bầy sói con dừng lại và xoay người về với mẹ dù cách xa hàng trăm dặm.

Hay như với những loài sâu bọ đang sống quây quần thành đàn, thần giao cách cảm giúp chúng thông báo cho nhau mối nguy hiểm. Hoặc theo quan sát của nhiều nhà sinh học, loài kiến có một hệ thống giao tiếp với nhau khác hẳn các kiểu truyền tin thông thường. Các nhà khoa học Nga đã tiến hành thí nghiệm, đưa một đàn thỏ con mới sinh xuống một chiếc tàu ngầm, tách khỏi mẹ chúng đang ở trên bờ cách đó hàng nghìn km. Đoàn thủy thủ được lệnh giết chết từng con thỏ một. Và cứ sau mỗi nhát dao, trên điện tâm đồ, người ta lại thấy tim của thỏ mẹ đập nhanh hơn. Trong thí nghiệm này, các nhà khoa học Nga không giải thích được tại sao lại có “sợi dây” vô hình giữa thỏ mẹ và thỏ con khi ở cách xa nhau như thế, và họ cho rằng đây là hiện tượng thần giao cách cảm.

Bên cạnh đó, động vật cũng có khả năng linh cảm, dự báo trước thảm họa. Như buổi sáng mùa hè năm 1963, nhân viên bảo vệ Thảo cầm viên thành phố Skopjie thuộc tỉnh Macedonia của Nam Tư (nay là Thủ đô của Skopjie của nước cộng hòa Macedonia) cảm nhận những điều khác thường. Không hiểu sao mới sáng sớm, đám thú rừng nuôi trong lồng nhốn nháo cả lên, chúng không thiết ăn uống, rồi gào lên những tiếng thảm thiết, nhảy lung tung định phá hàng rào tẩu thoát. Đến chiều thì cả những chú mèo vốn hiền lành bỗng leo lên tận mái nhà, xù lông, cong đuôi, rít lên từng hồi. Vài con bò chạy ngơ ngác trên đường phố, va chạm lung tung vào cửa hàng, xe cộ… Còn chim chóc xáo xác xuất hiện từng đàn bay về hướng Nam.

Những điều bất thường đó như muốn báo động, có một hiện tượng nào đó rất nghiêm trọng sắp xảy đến. Và lúc 5h sáng ngày 26-7-1963, trong lúc mọi người chưa thức giấc, thì mặt đất chuyển mình nhô lên rồi hạ xuống như sóng biển, những khe đất mở ra như miệng con quái vật. Chỉ sau 17 phút, cả thành phố chỉ còn là một đống đổ nát chôn vùi 1.500 người bất hạnh.

Website: www.luubuttuoixanh.com (Tổng hợp từ nhiều nguồn)

 
blogcongnghe © 2012 | Thiết kế bởi Tâm Nguyên